Lapdatamthanh.vn - Audio Gia Bảo hàng nhập khẩu chính hãng
Danh mục sản phẩm

Amply là gì ?Hướng dẫn cách sử dụng bộ khuếch đại công suất Amply

Thứ hai - 04/03/2019 00:51

Amply là gì ? Hướng dẫn cách sử dụng Amply – Amplifier

Tìm hiểu Amply là gì?

Amply hay còn gọi là Amplifer (Bộ khếch đại tín hiệu âm thanh) là thiết bị sử dụng cho dàn âm thanh, đảm nhận việc khuếch đại tín hiệu lên và đưa ra thiết bị phát. Ampli tăng biên độ của dạng sóng tín hiệu mà không làm thay đổi các tham số khác của dạng sóng như tần số hoặc hình dạng sóng. Chúng là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong điện tử và thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong rất nhiều hệ thống điện tử. Khi bạn đưa tín hiệu đầu vào (AUX IN) qua Amply xử lý sẽ khuếch đại và truyền đến tín hiệu đầu phát đó chính là loa, hay thiết bị nghe nhìn…

Các loại Amply bộ khuếch đại âm thanh, Mục đích sử dụng Amply

  • Ampli tiền khếch đại (Pre-ampp): Với nhiệm vụ nắn tns hiệu từ DAC hoặc CDP nhưng không đảm nhiệm khuếch đại tín hiệu thật sự.
  • Ampli công suất (Power Ampli): Nhiệm vụ khếch đại tín hiệu âm thanh eeleen sao cho phù hợp với công suất thiết bị phát là loa, thiết bị nghe.
  • Ampli tích hợp (Integrated amply): Được tạo ra bằng sự kết hợp của Ampi khuếch đại và amply công suất.
  • Monoblock ampli: Xử lý hai kênh tín hiệu âm thanh Stereo độc lập (Xét từ trái qua phải)
  • Dual moon ampli: Được tạo ra với hai amply block kết hợp vào một bộ vỏ.

Xem thêm: Nguồn xung là gì? So sánh hoạt động nguồn xung và nguồn biến áp

A/ Thông số kỹ thuật cư bản của amply

  • Signal GND: Trạm gắn dây nối đất, giúp chống nhiễu và tránh bị điện giật khi có hiện tượng rò điện.
  • Inputs: Các cổng kết nối tính hiệu âm thanh vào
  • Phono: Cổng kết nối với máy hát dĩa loại lớn, cổng này chỉ dành cho tín hiệu công suất nhỏ, không được kết nối với các nguồn tín hiệu khác.
  • CD: Cổng kết nối với đầu phát CD/VCD/DVD.
  • Tuner: Cổng kết nối với máy nghe đài (Radio).
  • Line: Cổng kết nối với các nguồn tín hiệu âm thanh khác như TV, MP3,…
  • Recorder: Cổng dùng để kết nối với các thiết bị có chức năng thu thanh.
  • PB (Playback): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh ra (Audio Out) của đầu thu âm.
  • Rec (Recorder): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh vào (Audio In) của đầu thu âm.
  • Pre Out: Cổng xuất âm thanh ra dưới dạng tiền khuếch âm (khuếch đại âm thanh mức nhỏ) dùng để kết nối với các thiết bị khuếch đại âm thanh khác.
  • Speaker Systems: Cổng kết nối với loa.

B/ Hướng dẫn cách đấu loa và amply

Ví dụ: Với hệ thống âm thanh bao gồm 2 loa, 1 amply chúng ta kết nối như sau.
- Xác định vị trí loa phù hợp đảm bảo tiêu chỉ gọn gàng, dễ dàng lắp đặt, độ phủ âm tỏa rộng căn phòng.
- Đi dây loa chuyên dụng tới vị trí lắp đặt loa phù hợp đảm bảo yêu cầu về an toàn, thẩm mỹ và liền mạch thông suốt tín hiệu.
- Kết nối 2 loa tương đương với kênh bên trái (right) và kênh bên phải (left). Mỗi kênh sử đụng dây loa chuyên dụng tương đương kết nối vào amply đúng theo cực nối âm (-) và cổng dương (+)
- Lưu ý: Lắp đặt loa với vị trí bbene phải, trái tương ứng đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất.
Xem thêm: 
Mixer là gì? So sánh bàn Mixer Kỹ thuật số, Bàn Mixer Annalog

C/ Cách chỉnh amply chính xác nhất, đúng tiêu chuẩn

- Âm lượng Volume (Master) điều chỉnh tại vị trí 4-5
- Âm lượng Volume Micro tại vị trí mức 5-6. Nếu đưa cao quá sẽ xảy ra hú rít. Có thể điều chỉnh sử dụng tại vị trí 4
- Echo chỉnh vị trí 4 với giọng bình thường. Nâng lên tùy ý đối với giọng yếu có thể lên 5
- Delay (hay gọi là độ nhại, độ vang) điều chỉnh ở bên micro vị trí 2
- Cân loa (blance) tại vị trí 5, có thể tăng thêm cho kênh R, vì kênh R thông thường mạnh hơn kênh L
Xem thêm: Equalizer là gì? Vai trò của Equalizer trong dàn âm thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây